Có phải bạn đang thắc mắc là làm thẻ ngân hàng có mất tiền không? Khi sử dụng thẻ có phát sinh thêm các khoản phí nào không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những vấn đề mà bạn còn chưa rõ, hãy cùng tham khảo.

Thẻ ngân hàng là gì?

Thẻ ngân hàng là những loại thẻ do ngân hàng phát hành đạt chuẩn theo quy định của ngành tín dụng. Thẻ được sử dụng trong các giao dịch, chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dùng.

Thẻ ngân hàng là gì?

Hiện nay trên thị trường có 3 loại thẻ ngân hàng đó là thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ tín dụng. Trong đó, các loại thẻ sẽ được phân chia thành thẻ thanh toán nội địa hoặc thanh toán quốc tế.

Đồng thời, hầu hết ngân hàng còn chi tiết hơn khi phân chia những dòng thẻ thành nhiều phân khúc như Standards, Gold và Platinum. Phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu cũng như khả năng chi trả mà khách hàng có thể yêu cầu mở loại thẻ cho phù hợp.

Các loại thẻ ngân hàng thông dụng

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của mọi người, ngân hàng đã phát hành 3 loại thẻ như sau:

Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Thẻ ghi nợ hay còn gọi là Debit Card là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Loại thẻ này hoạt động theo cơ chế nạp trước tiêu sau. Tức là bạn chỉ có thể sử dụng số tiền có sẵn trong thẻ mà bạn đã nạp trước đó.

Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Thẻ tín dụng (Credit Card)

Ngược lại với thẻ ghi nợ thì thẻ tín dụng lại có cơ chế hoạt động theo kiểu tiêu trước trả sau. Cụ thể là khi sử dụng thẻ tín dụng thì ngân hàng sẽ ứng tiền để người dùng thanh toán và sau đó khách hàng sẽ có nghĩa vụ trả lại theo đúng thời hạn.

Thẻ tín dụng (Credit Card)

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của khách hàng mà ngân hàng sẽ cho phép mở từng hạng thẻ tín dụng khác nhau. Đồng thời, những hạng thẻ này cũng sẽ có hạn mức chi tiêu riêng và người dùng không được chi tiêu quá số tiền này.

Thẻ trả trước (Prepaid Card)

Cơ chế hoạt động của thẻ trả trước hoàn toàn tương tự như thẻ ghi nợ. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó chính là khách hàng có thể đăng ký thẻ trả trước mà không cần sở hữu tài khoản ngân hàng.

Thẻ trả trước (Prepaid Card)

Ngoài ra, thẻ trả trước còn được chia thành thẻ định danh và thẻ không định danh. Cụ thể thẻ định danh sẽ chứa toàn bộ thông tin của khách hàng và có thể rút tiền tại các cây ATM. Trái lại thẻ không định danh sẽ không chứa thông tin và không thể rút tiền tại máy rút tiền của ngân hàng.

Tại thị trường Việt Nam thì thẻ ghi nợ nội địa là được sử dụng phổ biến hơn cả. Vậy làm thẻ ngân hàng có mất tiền không?

Đọc thêm: Xu hướng làm thẻ ngân hàng online chỉ 5 phút nhận thẻ tại nhà

Làm thẻ ngân hàng có mất tiền không?

Tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn đăng ký mở thẻ mà mức chi phí phát hành sẽ khác nhau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng đối với người dùng mới.

Mức chi phí mà bạn có thể trả khi mở thẻ được gọi là chi phí phát hành thẻ. Khoản phí này sẽ bao gồm phí hỗ trợ mở thẻ cũng như làm thẻ mà bạn sẽ nhận sau khi đăng ký thành công.

Làm thẻ ngân hàng có mất tiền không?

Một số ngân hàng hiện nay đang có chương trình miễn phí khi phát hành thẻ như là BIDV, Vietinbank, Vietcombank, TPBank,… Còn một số ít ngân hàng khác thì mở thẻ thì nhân viên sẽ yêu cầu phí phát hành.

Thông thường mức chi phí phát hành thẻ lần đầu sẽ là 50.000 đồng. Nếu khách hàng đăng ký phân khúc mở thẻ cao cấp hơn thì có thể là 100.000 đồng hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào biểu phí của ngân hàng đó.

Các khoản phí cần trả khi sử dụng thẻ ngân hàng

Ngoài phí phát hành khi đăng ký mở thẻ thì trong quá trình sử dụng thẻ thì bạn sẽ cần chi trả những khoản phí sau.

Phí chuyển tiền

Phí chuyển tiền là khoản phí mà khách hàng cần chi trả khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền nội bộ hoặc liên ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí chuyển khác nhau.

Phí chuyển tiền

Thêm vào đó, chi phí để chuyển tiền nội bộ ngân hàng với liên ngân hàng cũng có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, các ngân hàng đang có xu hướng miễn phí chuyển tiền trên hệ thống Internet Banking để tăng độ cạnh tranh, thu hút người dùng.

Phí thường niên

Trong quá trình sử dụng thẻ thì khách hàng sẽ cần chi trả phí thường niên. Loại phí này là khoản phí được chi trả hàng năm nhằm đảm bảo các tính năng cũng như dịch vụ của thẻ.

Với thẻ ghi nợ nội địa tại Việt Nam thì khoản phí này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của người dùng. Nếu đến kỳ hạn thanh toán mà tài khoản không đủ thì ngân hàng sẽ tự động thu trong lần tới.

Còn với thẻ tín dụng thì khoản phí thường niên sẽ được gộp chung vào hạn mức thanh toán. Khi quyết toán số tiền đã chi tiêu thì hệ thống sẽ tự động cộng phí này và yêu cầu chi trả.

Phí quản lý tài khoản

Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ cần chi trả khoản phí quản lý tài khoản khi sử dụng thẻ ngân hàng. Khoản phí này còn có thể được gọi với tên khác là phí duy trì tài khoản.

Toàn bộ ngân sách của chi phí này khi thu sẽ được ngân hàng sử dụng để bảo trì hệ thống, duy trì các tính năng dịch vụ. Đồng thời là nghiên cứu và phát triển thêm những tính năng mới phục vụ cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn. Mức phí quản lý tài khoản sẽ tự động trừ vào tài khoản sau mỗi tháng.

Phí rút tiền

Cùng với đó, với các giao dịch rút tiền tại các cây ATM thì mọi người sẽ phải trả phí gọi là phí rút tiền. Thông thường mức phí sẽ là 1100 đồng cho cây ATM nội bộ. Còn nếu rút tiền tại cây ATM của ngân hàng thì mức phí sẽ là 3300 đồng.

Phí rút tiền

Phí duy trì Internet Banking

Có thể nói Internet Banking là bước ngoặt lớn trong ngành tài chính ngân hàng. Nhờ có nó mà mọi giao dịch đều có thể dễ dàng thực hiện dù đang ở bất kỳ đâu, trong bất kể thời điểm nào.

Do vậy, hàng tháng bạn sẽ cần chi trả khoản phí duy trì Internet Banking để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Mức phí này sẽ được dùng để nâng cấp và duy trì dịch vụ chuyển tiền trực tuyến và gửi mã OTP cho các giao dịch.

Làm thẻ ngân hàng nào không mất tiền?

Hiện tại, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khi đăng ký mở thẻ ngân hàng. Dưới đây là một số ngân hàng mà bạn có thể tham khảo để mở thẻ không mất phí

Ngân hàng miễn phí phát hành thẻ

Để tăng tính cạnh tranh thì với phân khúc thẻ ghi nợ nội địa thì hầu hết ngân hàng đều cung cấp miễn phí. Một số ngân hàng mà bạn có thể tham khảo như là: BIDV, VPBank, TPBank, Techcombank,…

Ngân hàng miễn phí phát hành thẻ

Ngân hàng miễn phí chuyển tiền

Cùng với chính sách miễn phí phát hành thẻ thì phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam cũng đang áp dụng miễn phí chuyển tiền. Trong đó dịch vụ của những ngân hàng sau được cộng đồng khách hàng đánh giá tốt nhất.

  • MBBank: Là ngân hàng tiên phong trong chính sách chuyển tiền 0 đồng. Hiệu quả mà nó đem lại vô cùng hiệu quả đã giúp MBBank thu về hàng triệu người dùng mới.
  • Techcombank: Ngân hàng Techcombank không có yêu cầu đặc biệt về số dư hay loại tài khoản. Mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Techcombank đều được chuyển tiền miễn phí.
  • VIB: Khách hàng sẽ được hỗ trợ chuyển tiền miễn phí khi giao dịch tại ứng dụng MyVIB với các giao dịch dưới 500.000 đồng và giao dịch cho khách hàng sử dụng gói VIB Sapphire.
  • BIDV: Trong thời gian gần đây, BIDV cũng đã tham gia vào chiến dịch chuyển tiền 0 đồng. Thế nên hiện tại khách hàng có thể thoải mái thanh toán mà không lo mất phí.

Ngân hàng không mất phí duy trì tài khoản

Phần lớn ngân hàng đều sẽ thu phí duy trì tài khoản để nâng cấp chất lượng dịch vụ. Một số ngân hàng thu mức giá khá hợp lý như MBBank 60.000 đồng/năm, Techcombank 50.000 đồng/năm.

Tuy vậy, để thu hút thị phần khách hàng thì không ít ngân hàng cũng đã áp dụng chính sách không thu phí duy trì tài khoản. Ví dụ như Vietinbank nếu có số dư từ đủ 5 triệu trở lên thì sẽ không bị thu phí duy trì.

Nên làm thẻ ATM tại ngân hàng nào?

Tại Việt Nam hiện nay khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khi mở thẻ ngân hàng. Sau đây là những tiêu chí để giúp bạn chọn lựa ngân hàng phù hợp với nhu cầu bản thân.

Mật độ cây rút tiền

Bạn nên lựa chọn những ngân hàng sở hữu mạng lưới cây ATM phủ sóng rộng khắp như BIDV, Vietinbank, Agribank,… Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình sử dụng thẻ được nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời.

Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đang sử dụng hệ thống liên kết NAPAS. Do đó, khách hàng cũng có thể linh hoạt rút tiền tại những cây ATM của ngân hàng cùng trong hệ thống NAPAS.

Hạn mức giao dịch

Hạn mức giao dịch của thẻ ngân hàng đó chính là số tiền tối đa mà thẻ đó có thể thanh toán trong một thời gian nhất định. Phần lớn các thẻ ngân hàng nội địa hiện nay đều có hạn mức là khoảng 2 đến 5 triệu mỗi ngày.

Khả năng bảo mật

Bảo mật chính là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi khách hàng muốn đăng ký mở thẻ. Đồng thời, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì kể từ tháng 4 năm 2021 thì mọi ngân hàng sẽ cần phát hành thẻ gắn chip để tăng cường an toàn.

Thêm vào đó, bạn cũng nên tham khảo những ngân hàng có nền tảng tốt, nhiều năm kinh nghiệm. Đó là điều kiện để đầu tư vào hệ thống bảo mật hiện đại, an toàn nhất, phục vụ quá trình sử dụng được thuận tiện hơn.

Phí sử dụng

Ngoài ra, khi chọn lựa ngân hàng để mở thẻ bạn cũng cần tham khảo về biểu phí của ngân hàng đó. Nên cân nhắc kỹ về chất lượng dịch vụ với mức phí phải chi trả để có lựa chọn tốt nhất.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn làm thẻ ngân hàng có mất tiền không? Cùng theo dõi chúng tôi ở những bài viết trong kỳ tới để cập nhật liên tục thông tin mới, hữu ích nhé.